Tin tức - Sự kiện

Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng giúp ích gì cho doanh nghiệp?

Để có được một nhà xưởng vận hành trơn tru và đạt hiệu quả, thiết kế nhà xưởng là việc làm đầu tiên. Trong đó khâu thiết kế không gian bên trong nhà xưởng cần được chú trọng hơn hết. Tùy từng loại hình sản xuất mà thiết kế nhà xưởng bên trong sẽ có không gian làm việc khác nhau nhưng cơ bản cách thiết kế nhà xưởng bên trong và quy chuẩn thiết kế nhà xưởng bên trong của các loại hình nhà xưởng nhìn chung sẽ có cách thiết kế nhà xưởng bên trong và quy chuẩn thiết kế nhà xưởng bên trong về cơ bản là giống nhau. Vậy làm sao để cái nhìn tổng quan về việc thiết kế nhà xưởng bên trong. Hãy cùng tìm hiểu để xem cách thiết kế nhà xưởng bên trong và quy chuẩn thiết kế nhà xưởng bên trong là như thế nào thông qua bài viết dưới đây!

1/ Thiết kế nhà xưởng bên trong hiện đại, có quy mô và diện tích đa dạng

Long An là nơi tập trung của nhiều công ty tiên phong hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho thuê nhà xưởng uy tín có thiết kế nhà xưởng bên trong chất lượng cao. Những công ty này sở hữu hệ thống nhà xưởng cho thuê có thiết kế nhà xưởng bên trong hiện đại, có quy mô và diện tích đa dạng khác nhau đi cùng với mức giá thuê vô cùng ưu đãi và hấp dẫn. Tùy theo nhu cầu mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc lựa chọn diện tích phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất như: sản xuất phụ tùng ô tô, gia công bao bì, sản xuất bao bì, sản xuất bia, sản xuất nội thất, sản xuất mỹ phẩm, sản xuất giày, sản xuất thực phẩm, may mặc cao cấp, sản xuất thiết bị y tế, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất cơ khí, công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị cơ khí,... thích hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp lớn và SMEs

.

2/ Cách thiết kế bên trong nhà xưởng

2.1/ Lắp dựng vách ngăn trong thiết kế nhà xưởng

Công đoạn thi công lắp đặt vách ngăn trong thiết kế nhà xưởng không quá phức tạp vì khẩu độ vách ngăn thường không quá dài. Điểm đáng chú ý khi thi công lắp đặt vách ngăn là phải kết hợp với bên xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo ăn khớp công việc giữa bên lắp đặt nhà thép tiền chế với xây dựng.

Đây là điểm đáng chú ý nhất trong quá trình thi công lắp đặt tôn tường nhà thép tiền chế. Các bạn có thể tham khảo vật liệu làm vách ngăn chống cháy cách nhiệt tiêu biểu như: vách ngăn nhà xưởng bằng tấm Smartboard Thái Lan.

Hoàn thiện: công việc hoàn thiện là khâu cuối cùng của giai đoạn thi công lắp dựng nhà thép tiền chế. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác trong từng công đoạn thiết kế nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng.

Ở giai đoạn này bắt buộc các bạn phải cho kiểm tra lại các bulông đã bắt, các khe hở tại các điểm nối của tôn với tôn, khe hở tại các ô cửa thông gió để đảm bảo sau này không bị dột và công trình được thi công chất lượng.

Khâu lắp dựng cửa ra vào được thi công trong giai đoạn này. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cửa rất quan trọng, nếu các bạn không thi công cẩn thận thì sau khi hoàn thành xong cửa sẽ bị nghiêng dẫn đến việc đóng - mở của rất khó khăn và hay bị nhảy cửa ra khỏi ray chạy dẫn hướng.

2.2/ Bố trí thiết bị và yếu tố vệ sinh trong việc thiết kế nhà xưởng

Thiết bị và các phương tiện được lắp đặt, thiết kế và xây dựng phải đảm bảo rằng:

- Sự nhiễm bẩn được giảm đến mức tối thiểu.

- Sự thiết kế và bố trí mặt bằng cho phép dễ dàng duy tu bảo dưỡng, làm sạch, tẩy trùng và hạn chế ở mức tối thiểu ô nhiễm do không khí.

- Các bề mặt và vật liệu, đặc biệt những gì tiếp xúc với thực phẩm, phải không độc đối với mục đích sử dụng và cần phải có độ bền phù hợp, dễ duy tu bảo dưỡng và làm sạch;

- Phải có sẵn các phương tiện cần thiết để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí và các kiểm soát khác.

- Có biện pháp bảo vệ hiệu quả chống dịch hại xâm phạm và khu trú.

Thiết bị phải có đầy đủ và phải được bố trí để:

- Cho phép duy tu bảo dưỡng và làm sạch dễ dàng.

- Vận hành đúng với mục đích sử dụng và thuận lợi cho việc thực hành vệ sinh tốt, kể cả giám sát.

2.3/ Thiết kế phòng làm việc trong thiết kế nhà xưởng

Cấu trúc các phòng làm việc bên trong nhà xưởng phải được xây dựng cẩn thận bằng vật liệu bền chắc và phải được duy tu bảo dưỡng, làm sạch dễ dàng khi cần thiết, có thể tẩy trùng được. Đặc biệt, khi thiết kế nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng, các điều kiện sau đây phải thỏa mãn, để bảo vệ sự an toàn và phù hợp:

- Bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được xây dựng cẩn thận bằng vật liệu không thấm, không độc hại.

- Tường và vách ngăn phải có bề mặt nhẵn.

- Sàn nhà phải được xây dựng sao cho dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh.

- Trần và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế, xây dựng để làm sao có thể giảm tối đa sự bám bụi và nước ngưng tụ, cũng như khả năng rơi bám của chúng.

- Cửa sổ phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, lắp đặt hệ thống chống côn trùng mà có khả năng tháo lắp làm sạch được, cần cố định các cửa sổ.

- Cửa ra vào phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ lau chùi và dễ tẩy rửa.

2.4/ Lắp đặt các hệ thống tiện nghi nhà xưởng trong thiết kế nhà xưởng

2.4.1/ Lắp đặt hệ thống cung cấp nước trong thiết kế nhà xưởng

Cần có hệ thống cung cấp nước uống sao cho luôn luôn đầy đủ và có các phương tiện thích hợp để lưu trữ, phân phối nước và kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo tính an toàn và phù hợp. Khi lắp đặt hệ thống cung cấp nước cần phân biệt rõ ràng đâu là hệ thống cung cấp nước uống được và hệ thống cung cấp nước không uống được chủ yếu dùng để dập cháy, sản xuất hơi nước, làm lạnh và các mục đích khác. Hệ thống nước không uống được phải được tách riêng biệt, không được nối hoặc không cho phép hồi lưu vào hệ thống nước sạch uống được.

2.4.2/. Lắp đặt hệ thống thoát nước và đổ chất thải trong thiết kế nhà xưởng

Thiết kế và bố trí hệ thống thoát nước và đổ chất thải phải hợp lý để tránh được mối nguy gây nhiễm bẩn qua nguồn cung cấp nước sạch uống được.

2.4.3/ Lắp đặt khu vực vệ sinh trong thiết kế nhà xưởng

Lắp đặt khu vực vệ sinh phải đảm bảo rằng:

  • Thiết bị để rửa và làm khô tay như chậu rửa có hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh (hoặc có nhiệt độ phù hợp, có thiết bị kiểm soát).
  • Nhà vệ sinh được thiết kế hợp vệ sinh,
  • Có các khu vực riêng biệt và hợp lý để nhân viên thay quần áo.
  • Những thiết bị và khu vực trên phải được thiết kế và bố trí hợp lý.

2.4.4/ Lắp đặt hệ thống thông gió trong thiết kế nhà xưởng

Thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên hay dùng quạt cưỡng bức, đặc biệt nhằm:

  • Kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh nhà xưởng.
  • Kiểm soát độ ẩm không khí.
  • Các hệ thống thông gió phải được thiết kế và xây dựng sao cho dòng khí không được chuyển động từ khu vực ô nhiễm tới khu vực sạch.
  • Hệ thống thông gió cũng phải được tính đến có chế độ bảo dưỡng dễ dàng và được làm sạch một cách thuận lợi.

2.4.5/ Lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong thiết kế nhà xưởng

Cần cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo để tiến hành thao tác được rõ ràng. Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng làm sao ánh sáng không làm cho người thao tác nhìn các màu bị sai lệch.

Cường độ ánh sáng phải phù hợp với tính chất thao tác. Nguồn sáng cần che chắn để tránh bị vỡ, các mảng vỡ của nó không thể rơi rớt gây nguy hiểm cho công nhân và nhân viên đang làm việc trực tiếp trong nhà xưởng.

3/ Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng bên trong

Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng bên trong phải tạo điều kiện tốt nhất cho các phương án vệ sinh và chống ô nhiễm giữa các công đoạn sản xuất với nhau. Cấu trúc kết cấu thiết kế nhà xưởng phải đạt các tiêu chí sau: 

- Chọn loại vật liệu bền chắc, thuận lợi cho công tác duy trì, tu sửa, bảo dưỡng khi cần thiết và có thể tẩy trùng. 

- Bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được xây dựng bằng vật liệu chống thấm tốt, không sản sinh ra các chất độc hại.

- Thiết kế tường, vách ngăn phải nhẵn, thẳng và thuận tiện cho các thao tác của công nhân. 

- Sàn nhà sử dụng nguyên liệu dễ làm vệ sinh và phải có phương án thoát nước tốt. 

- Trần và các vật liệu sử dụng trên trần nhà phải hạn chế bám bụi tốt, tránh làm rơi bụi trong quá trình sản xuất. 

- Cửa sổ dễ vệ sinh lau chùi, lắp lưới chống côn trùng xâm hại và phải đảm bảo kín để chống bụi bẩn ô nhiễm từ bên ngoài vào nhà xưởng.

Ngoài ra các thiết kế nhà xưởng tiêu chuẩn còn phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

- Hệ thống cung cấp nước: Hệ thống cung cấp nước phải được bố trí rõ ràng và xuyên suốt. Nước nào uống được, nước nào dùng để sản xuất hoặc làm lạnh phải tách ra từng hệ thống riêng biệt. 

- Hệ thống thoát nước và rác thải: Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải phải được bố trí hợp lý. Điều này nhằm tránh làm nhiễm bẩn và nguy hiểm cho nhân công lẫn vận hành sản xuất. 

- Làm sạch: Các phương tiện làm sạch thiết bị, đồ dùng hoặc thực phẩm cần được cung cấp đầy đủ nước. Bên cạnh đó phải được tùy chỉnh nước nóng, nước lạnh,... sao cho thích hợp.

- Ngoài ra, vẫn còn nhiều tiêu chuẩn cần phải tuân theo, tiêu biểu như: phương tiện vệ sinh cá nhân và khu vực vệ sinh, kiểm soát nhiệt độ, chất lượng không khí và sự thông gió, hệ thống chiếu sáng thích hợp, nơi nào cần chiếu sáng nhân tạo bằng đèn hoặc cần chiếu sáng tự nhiên.

Kizuna hy vọng qua bài viết này, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ thêm về cách thiết kế nhà xưởng bên trong và quy chuẩn thiết kế nhà xưởng bên trong của sản phẩm nhà xưởng xây sẵn của Kizuna đang vận hành, để từ đó có thể hoạch định và đưa ra quyết định về việc lựa chọn mẫu nhà xưởng xây sẵn và áp dụng phù hợp với loại hình sản xuất của doanh nghiệp mình đang vận hành.

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...