Tin tức - Sự kiện

Những quy định về kinh doanh mỹ phẩm ở Việt Nam

Sử dụng mỹ phẩm làm đẹp ngày nay đang trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của phái đẹp. Tuy nhiên, với việc ngày càng có nhiều sản phẩm làm đẹp ra đời đã khiến không ít chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng vì nguy cơ đối mặt với những mặt hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hàng giả là rất cao. Hơn thế nữa, nhiều cơ sở mặc dù không có giấy phép kinh doanh những vẫn ngang nhiên sản xuất và bày bán khắp nơi. Chính vì vậy, để thắt chặt quản lý vấn nạn này, cũng như kiểm soát được chất lượng của các loại mỹ phẩm trên thị trường, Nhà Nước đã đề ra những quy định vô cùng chặt chẽ về sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm tại nước ta bao gồm quy định về giấy phép kinh doanh, cách ghi nhãn và việc kiểm định chất lượng.

Quy định về giấy phép kinh doanh

Bất kỳ các sản phẩm dù nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều phải được kiểm định và xin giấy phép lưu hành mỹ phẩm hay còn gọi là giấy phép kinh doanh theo quy định của Nhà Nước. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh mỹ phẩm được chia làm hai trường hợp như sau:

  • Đối với các mỹ phẩm nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của công ty đứng ra công bố mỹ phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải có đủ các giấy tờ về công thức thành phần của mỹ phẩm, giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho công ty được quyền phân phối độc quyền mỹ phẩm tại Việt Nam khi được công bố lưu hành và cuối cùng là đơn công bố lưu hành sản phẩm.
  • Đối với các đối tượng mỹ phẩm được sản xuất và đóng gói tại Việt Nam thì phải có bảng công thức thành phần mỹ phẩm, bảng tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử, phiếu kiểm nghiệm, dữ liệu chứng minh những công dụng đặc biệt của mỹ phẩm nếu có (dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng) và cuối cùng là giấy phép của nhà máy sản xuất mỹ phẩm.

Quy định về cách ghi nhãn mỹ phẩm

Bên cạnh việc xin giấy phép kinh doanh, các mặt hàng mỹ phẩm cũng cần phải đảm bảo những quy định về cách ghi nhãn trên sản phẩm vì đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho khách hàng có thể tin tưởng vào sản phẩm đó. Theo thông tư số 06/2011/TT-BYT có quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như sau:

  • Vị trí nhãn mỹ phẩm:
    • Nhãn mỹ phẩm được dán trên hàng hóa, bao bì phải ở vị trí dễ quan sát để có thể nhận biết được các nội dung quy định của nhãn mà không cần phải tháo rời sản phẩm.
    • Trong trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì nên có phần nhãn phụ dán bên ngoài với đầy đủ nội dung, thông tin bắt buộc liên quan đến sản phẩm.
  • Về kích thước, hình thức và nội dung của nhãn: Tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm lưu hành sản phẩm sẽ tự xác định kích thước của nhãn hàng mỹ phẩm nhưng phải đảm bảo rằng những thông tin ghi trên nhãn rõ ràng, dễ đọc. Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực, chính xác, phản ánh đúng tính năng của sản phẩm. Cùng với đó, những yếu tố khác như: màu sắc của chữ, chữ số, kí tự, dấu hiệu trên sản phẩm cũng cần phải rõ ràng. Đồng thời, màu sắc của chữ và số phải tương phản với màu nền của nhãn.
  • Nội dụng bắt buộc ghi trên nhãn: Đó là tên sản phẩm, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông tin, cảnh báo về an toàn sức khỏe (nếu có), hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản và xuất xứ. Trong những trường hợp kích thước, chất liệu của bao bì sản phẩm không thể in đầy đủ các thông tin thì trên nhãn gốc phải bắt buộc có tên sản phẩm và số lô sản xuất. Ở trường hợp này thì những nội dung còn lại phải được ghi đầy đủ lên nhãn phụ đính kèm với sản phẩm và trên bao bì của hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
  • Ngôn ngữ trình bày phải được ghi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, đặc biệt là một số thông tin sau phải được ghi chú bằng tiếng Việt: Hướng dẫn sử dụng, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu hành sản phẩm, những thông tin an toàn khi sử dụng.

Kiểm định chất lượng

Kiểm định chất lượng được xem là bước quan trọng trong việc sản xuất và lưu hành mỹ phẩm, chính vì vậy mà Nhà Nước cũng đưa ra những quy định chặt chẽ trong việc này. Theo điều 41 về kiểm tra chất lượng mỹ phẩm khi tiến hành kiểm tra chất lượng mỹ phẩm thì cục quản lý sẽ phối hợp với thanh tra bộ y tế, viện kiểm nghiệm, sở y tế để triển khai, giám sát các hoạt động về hậu mại đối với các mặt hàng mỹ phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu lưu thông trên địa bàn và xử lý các vấn đề về chất lượng của sản phẩm. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra về ghi nhãn sản phẩm, hồ sơ thông tin về sản phẩm đó theo quy định của ASEAN, quảng cáo mỹ phẩm và kiểm tra xem cơ sở kinh doanh đó có tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn không. Thứ tự ưu tiên trong việc kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm sẽ dựa vào loại sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng, thương hiệu công ty, thành phần công thức sản phẩm theo hướng dẫn của ASEAN về kiểm tra giám sát hậu mại.

Việc đưa ra những quy định về việc kinh doanh mỹ phẩm ở nước ta sẽ giúp cho các Cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm của các tổ chức và cá nhân sản xuất mỹ phẩm trên thị trường nhằm ngăn chặn vấn nạn hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả hàng nhái tràn lan gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là phái đẹp.

Hy vọng với sự siết chặt kiểm soát và quản lý từ phía Nhà Nước cùng các Cơ quan chuyên ngành, thị trường mỹ phẩm ở nước ta sẽ ngày càng ổn định và phát triển hơn nữa.

By Marketing Department – Kizuna JV Corporation

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...