Tin tức - Sự kiện

Xây nhà xưởng có cầu trục và 6 lưu ý quan trọng khi lắp đặt bạn nhất định phải biết

Nhà xưởng có cầu trục là loại nhà xưởng đặc biệt, với bộ phận cầu trục được lắp đặt thêm phía trên, bên trong nhà xưởng. Đối với nhiều ngành sản xuất, cầu trục - thuộc nhóm thiết bị nâng hạ. đóng vai thiết yếu và quan trọng. Thiết bị này giúp đảm bảo các thao tác nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng sản xuất thuận tiện, dễ dàng. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp như: công ty sản xuất mỹ phẩm, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy sản xuất nội thất, công ty tnhh sản xuất phụ tùng ô tô lựa chọn những nhà xưởng có cầu trục để nâng cao hiệu năng sản xuất.

Cầu trục nhà xưởng là gì?

Cầu trục nhà xưởng là loại thiết bị dùng để nâng hạ với chuyển động ngang dọc trên cao của nhà xưởng. Cầu trục di chuyển nhờ hệ thống đường ray đặt trên dầm và mô tơ gắn trên dầm. Nhờ đó, cầu trục dễ dàng di chuyển theo dọc chiều dài của xưởng. Bộ phận cầu trục được vận hành bởi các thiết bị điều khiển bằng tay, hoặc tự động và sử dụng hệ thống dẫn điện.

>> Xem thêm: 05 lợi ích khi xây dựng cầu trục trong nhà xưởng

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhà xưởng có cầu trục để tối ưu hiệu năng sản xuất

Thiết kế của cầu trục nhà xưởng

Bản vẽ autocad của nhà xưởng có cầu trục

Dưới đây là bản vẽ autocad của nhà xưởng có cầu trục bạn có thể tham khảo:

Bản vẽ autocad của nhà xưởng có cầu trục

Bản vẽ autocad của nhà xưởng có cầu trục (Nguồn: Sưu tầm)

Cách lắp đặt cầu trục

Bước 1: Lựa chọn mẫu cầu trục nhà xưởng

- Lựa chọn loại cầu trục có trọng tải thích hợp theo nhu cầu sử dụng, trọng tải của hàng hóa...

- Lựa chọn cầu trục phù hợp với thiết kế nhà xưởng thông qua các thông số kỹ thuật như độ dài của các loại dây điện, dây cáp, chiều cao nâng hạ, chiều dài của đường ray di chuyển... Trong trường hợp nhà xưởng có kết cấu đặc biệt, phức tạp, trần thấp hay diện tích nhỏ hẹp thì bạn nên chọn loại cầu trục treo để tối ưu không gian.

- Lựa chọn cẩu trục dựa trên dự toán chi phí đã được hoạch định sẵn để xác định nhà sản xuất, cung cấp phù hợp.

Bước 2: Chuẩn bị cơ sở hạ tầng để lắp cầu trục

- Vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp các vật dụng gọn gàng, đấu nối các đường dây điện để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình lắp cầu trục. Đối với cầu trục treo, bạn cần phải chuẩn bị hệ thống treo lắp phía trên trần của nhà xưởng.

- Trong trường hợp trần nhà xưởng quá yếu, không thể chịu được tải trọng của cầu trục thì khách hàng cần phải có phương án gia cố. Phương pháp này được áp dụng đối với các loại cầu trục khác là cầu trục quay, cầu trục hai dầm (cầu trục dầm kép, cầu trục dầm đôi) hay cầu trục dầm đơn (cầu trục một dầm).

Bước 3: Tiến hành lắp đặt cầu trục

- Tiến hành sơn trang trí, sơn chống rỉ cho các chi tiết rời và toàn bộ cầu trục.

- Lắp đặt dầm chính cho cầu trục.

- Lắp đặt dầm biên gồm dầm đầu và dầm cuối vuông góc với dầm chính bằng bu lông nhờ vào liên kết đấu đầu hay gối đỡ.

- Lắp các bộ phần còn lại của cầu trục gồm thanh đỡ, sàn phụ và lan can.

- Lắp đặt hệ thống đường ray di chuyển phù hợp với nhu cầu sử dụng và có độ dài phù hợp với diện tích nhà xưởng.

- Lắp đặt hệ thống nâng hạ cầu trục và hệ thống cung cấp điện cho cầu trục. Đồng thời, bạn cần tiến hành lắp các đường dẫn điện từ nguồn đến buồng điều khiển và tủ điện.

Bước 4: Tiến hành chạy thử và kiểm tra mức độ an toàn của cầu trục nhà xưởng

Bạn cần phải thông qua kiểm duyệt an toàn cho cầu trục nhà xưởng trước khi chính thức đưa vào hoạt động. Cầu trục nhà xưởng cần đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động được quy định tại QCVN 30:2016/BLĐTBXH.

Chi phí thiết kế thi công nhà xưởng có cầu trục

Chi phí thiết kế thi công nhà xưởng có cầu trục sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng đơn vị thiết kế thi công. 

Đặc điểm cơ bản của nhà xưởng có cầu trục

Cấu tạo của cầu trục nhà xưởng

Cầu trục nhà xưởng có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính:

- Dầm chính của cầu trục: Dầm chính là bộ phận chịu lực chính của toàn bộ cầu trục, được thiết kế dạng thép chữ L hoặc dạng hộp. Dầm chính sẽ được thiết kế phù hợp với tải trọng nâng và khẩu độ của cầu trục. Ngoài ra, dầm chính cần phải đảm bảo các yếu tố sau: chịu lực tốt, độ bền cao, độ đàn hồi và độ cứng tốt.

- Dầm biên của cầu trục: Hai dầm biên có độ dày từ 6-10mm với kết cấu bằng thép hình hộp chữ nhật. Để hạn chế va chạm khi cầu trục di chuyển hai đầu của dầm biên thường được lắp đặt giảm chấn cao su và cụm động lực di chuyển. Dầm biên liên kết với dầm chính nhờ vào bu lông, mặt bích hay các mối hàn góc.

- Bộ phận nâng, hạ cầu trục: Bạn có thể sử dụng pa lăng hoặc xe con để nâng, hạ cầu trục. Pa lăng thường được sử dụng cho cầu trục đầm đơn.

- Thiết bị điều khiển cầu trục: Đây là thiết bị dùng để điều khiển cầu trục nhà xưởng trên mặt đất bằng tay, cabin hoặc từ xa.

Cấu tạo cầu trục nhà xưởng

Cấu tạo cơ bản của cầu trục nhà xưởng (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên lý hoạt động của cầu trục nhà xưởng

- Động cơ điện truyền chuyển động đến bộ giảm tốc của cầu trục thông qua các khớp nối và trục truyền động. Sau đó, các bánh xe di chuyển sẽ làm toàn bộ dầm chính của cầu trúc di chuyển. Đồng thời, xe chứa cơ cấu nâng cũng sẽ di chuyển trên đường ray gắn ở dầm chính.

- Trong một số trường hợp, phanh sẽ giúp giảm tốc độ. Hệ thống điều khiển sẽ giúp điều khiển toàn bộ hệ thống điện của cẩu trục.  

Mô hình và cấu tạo của các loại nhà xưởng có cầu trục

Tùy theo mục đích sử dụng và đặc điểm riêng, có nhiều mô hình nhà xưởng có cầu trục khác nhau. Mỗi mô hình nhà xưởng lại gắn với một loại cầu trục có cấu tạo khác nhau. Trong đó, có 2 mô hình cơ bản nhất là nhà xưởng có cầu trục dầm đơn và nhà xưởng có cầu trục dầm đôi.

Nhà xưởng có cầu trục dầm đơn

Nhà xưởng có cầu trục dầm đơn là loại nhà xưởng có kết cấu nhỏ gọn, tiết kiệm không gian. Dạng cầu trục này thường áp dụng trong điều kiện khai thác có tải trọng nâng từ 0.5 – 10 tấn. Cầu trục dầm đơn được sử dụng trong các nhà xưởng sản xuất, chế tạo nhờ khả năng linh hoạt, gọn nhẹ. Cấu tạo ưu việt của loại cầu trục này bao gồm các bộ phận như: Dầm chính, dầm biên, Palang nâng hạ, hệ cấp điện cầu trục, hệ cấp điện palang, tủ điều khiển cầu trục và các thiết bị an toàn.

nhà xưởng có cầu trục

Nhà xưởng có cầu trục dầm đơn

Nhà xưởng có cầu trục dầm đôi

Nhà xưởng có cầu trục dầm đôi là loại nhà xưởng được ứng dụng trong tất cả các ngành công nghiệp. Cầu trục dầm đôi tận dụng được hết phạm vi hoạt động trên không, không chiếm diện tích nhà xưởng. Tùy thuộc vào trọng tải nâng hạ mà có loại dầm đôi 1 tấn, 2 tấn hoặc đến 100 tấn. Cấu tạo bao gồm dầm chính, dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển (lắp palang hoặc tời điện). Cùng với đó là hệ dây dẫn điện, điều khiển cầu trục và hệ thống di chuyển cầu trục.

Cầu trục dầm đôi có ưu điểm dễ lắp đặt, sử dụng, tải trọng nâng hạ lớn, lắp đặt trong các nhà máy sản xuất bao bì, nhiệt điện, gang thép. Nhược điểm của loại cầu trục này là giá thành cao. Tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà doanh nghiệp có sự lựa chọn tốt nhất.

nhà xưởng có cầu trục

Nhà xưởng có cầu trục dần đôi

Các lưu ý quan trọng nhất định phải nắm khi thiết kế thi công nhà xưởng có cầu trục

Thiết kế thi công nhà xưởng có cầu trục phù hợp sẽ giúp giảm thiểu chi phí nhân công và nâng cao năng suất lao động. Vì thế, khi thiết kế thi công nhà xưởng có cầu trục, bạn cần lưu ý những điểm sau:

- Lựa chọn loại cầu trục phù hợp: Bạn cần nắm rõ được cấu tạo, phân loại và công dụng của từng kiểu cầu trục để lựa chọn được loại cầu trục thích hợp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn cầu trục dựa vào kiểu dáng, cấu tạo (cầu trục dầm đôi, cầu trục đơn, cầu trục quay...) hoặc công năng (cầu trục thủy điện, cầu trục luyện kim...) tùy theo nhu cầu sử dụng và hiện trạng của nhà xưởng.

- Tải trọng và sức nâng của cầu trục: Công năng và độ bền của các thiết bị sẽ đạt mức tối ưu nếu lựa chọn loại cầu trục có tải trọng phù hợp. Đơn vị đo lường tải trọng là tấn hoặc kg. Ví dụ cầu trục có thông số kỹ thuật là "Tải trọng thiết kế - 5 tấn" có nghĩa là sức nâng tối đa của cầu trục là 5 tấn.

- Chiều dài đường chạy của cầu trục: Đơn vị đo chiều dài đường chạy của cầu trục là mét (m). Chiều dài đường chạy sẽ phụ thuộc vào chiều dài nhà xưởng, phạm vi làm việc của cầu trục (phạm vi có thể tiếp cận để nâng hạ hàng hóa) và hệ thống dầm đỡ ray.

- Tốc độ di chuyển, nâng hạ hàng hóa của cầu trục: Tùy vào tiêu chuẩn của nhà sản xuất mà tốc độ nâng hạ hay di chuyển của cầu trục sẽ khác nhau như loại tích hợp biến tần, loại 1 tốc độ, 2 tốc độ... Tốc độ của cầu trục sẽ có tác động đến giá thành sản phẩm.

- Khẩu độ của cầu trục: Đây là khoảng cách giữa tim của hai đường ray di chuyển và có đơn vị đo là mét. Thông số kỹ thuật này dựa trên diện tích thực tế của nhà xưởng mà không theo bất kỳ tiêu chuẩn cụ thể nào. Khẩu độ cầu trục càng dài thì chi phí càng cao và ngược lại.

>> Xem thêm: Khi lắp đặt cầu trục cho nhà xưởng cần lưu ý gì?

Hình ảnh nhà xưởng có cầu trục

Hình ảnh mẫu nhà xưởng có cầu trục tại Kizuna

Đơn vị cho thuê nhà xưởng có cầu trục chất lượng, tối ưu chi phí - Kizuna

Tự hào là đơn vị tiên phong trong giải pháp cho thuê nhà xưởng xây sẵn có dịch vụ, Kizuna là thương hiệu tiêu biểu cho nhu cần thuê nhà xưởng có cầu trục cũng như các loại nhà xưởng tiêu chuẩn, chất lương cao khác. Những ưu điểm của Kizuna luôn được khách hàng đánh giá cao:

- Vị trí chiến lược: Long An, giáp ranh TPHCM, gần các địa điểm giao thông quan trọng như cảng, sân bay, khu dân cư Phú Mỹ Hưng và các đường quốc lộ huyết mạch (QL 1A, QL 50)

- Kiến trúc nhà xưởng tối ưu: Đa dạng quy mô từ 250m2 đến 80.000m2, thông thoáng, hệ thống mái che thuận lợi

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiện ích Khu công nghiệp đồng bộ: Xanh, sạch, trang bị đầy đủ điện nước, điện 3 nguồn, căn tin và an ninh 24/7

- Hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ toàn diện với nhân viên thông thạo đa ngôn ngữ: Nhật, Hàn, Anh,...

- Chính sách easy in - easy out tối ưu: tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thuê xưởng nhanh chóng, mở rộng quy mô xưởng dễ dàng; giúp doanh nghiệp thanh lý nhà xưởng trước hạn không mất cọc

Nhà xưởng có cầu trục là loại nhà xưởng phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Mô hình nhà xưởng này cần hạ tầng và kiến trúc xưởng chắc chắn. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc nhiều ngành sản xuất đã chọn hệ thống nhà xưởng xây sẵn cho thuê Kizuna vì chất lượng và lợi ích cao. Liên hệ ngay Kizuna để được tư vấn!

Tag: nhà xưởng 5000m2nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ, nhà xưởng tiêu chuẩn haccp, nhà xưởng liền kề, nhà xưởng công nghiệp, nhà xưởng kết hợp văn phòng

Sản xuất hiệu quả với lập kế hoạch thuê xưởng Kizuna!

 

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...