Tin tức - Sự kiện

Xử lý nước thải công nghiệp: Giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất

Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp theo quy định tại điểm 2 điều 2 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, là loại nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở chế biến, sản xuất. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Loại nước thải này có thể bị ô nhiễm do các tạp chất có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ. Trong thành phần của chúng có thể chứa các dạng vi sinh vật (đặc biệt là nước thải của các nhà máy giết mổ, nhà máy sữa, bia, dược phẩm....), các chất có ích cũng như các chất độc hại.  

Các loại nước thải công nghiệp

Trong xí nghiệp công nghiệp, nước thải công nghiệp gồm:
- Nước thải công nghiệp quy ước sạch: là loại nước thải sau khi được sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà;
- Nước thải công nghiệp nhiễm bẩn: là loại nước thải nhiễm bẩn đặc trưng của ngành công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lí.

Tổng quan về xử lý nước thải công nghiệp

Thực trạng xử lý nước thải công nghiệp tại Việt Nam tính tới tháng 11/2023, chỉ 24% (179/734) cụm công nghiệp trên cả nước có khu vực xử lý nước thải tập trung. Hầu hết những khu công nghiệp đang trong quá trình hoàn thành hệ thống xử lý nước thải là những cụm khu công nghiệp lâu năm (xây dựng trong khoảng 2005-2013).
Lựa chọn khu công nghiệp hiện đại có hệ thống xử lý nước thải tập trung giúp tiếp nhận thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, và chế biến chế tạo để tuân thủ quy định pháp lý và bảo vệ môi trường.

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiện nay

Để xử lý nước thải thường ứng dụng các phương pháp: cơ học (vật lí), hóa học, hóa-lí và sinh học.

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học

Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lí: song chấn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại.

  • Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải.
    Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lí nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu  là cát, chứa trong nước thải.
  • Bể lắng (đợt một) làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước thải. Để xử lí nước thải của một vài dạng công nghiệp, sử dụng một số công trình đặc biệt như: bể vớt mỡ, bể vớt dầu, bể vớt nhựa... và để loại bỏ các tạp chất nhỏ không hòa tan chứa trong nước thải công nghiệp cũng như khi cần xử lí ở mức độ cao (xử lý bổ sung) có thể ứng dụng các bể lọc, lọc cát...

Về nguyên tắc, xử lí cơ học là giai đoạn xử lí sơ bộ trước khi xử lí tiếp theo.
Ưu điểm: tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, hệ thống lắp đặt đơn giản không quá phức tạp
Nhược điểm: không tối ưu xử lý nước thải công nghiệp, diện tích phải đủ lớn để chất rắn có thời gian sa lắng

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa học và hóa – lí

Các phương pháp xử lý hóa học và hóa lý gồm: trung hòa – kết tủa cặn, oxy hóa khứ, keo tụ bằng phèn nhôm, phèn sắt, tuyến nổi, hấp phụ, v.v...
Ưu điểm: hiệu quả xử lý tốt
Nhược điểm: chi phí hóa chất cao và phát sinh bùn nhiều

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh học

Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hóa các liên kết hữu cơ dạng hòa tan và không hòa tan của vi sinh vật – chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng.

Các công trình xử lí sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:

  • Hồ sinh vật
  • Hệ thống xử lí bằng thực vật nước (lục bình, lau, sậy, rong-tảo...)
  • Cánh đồng tưới
  • Cánh đồng lọc
  • Đất ngập nước 

Các công trình xử lí sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:

  • Bể lọc sinh học các loại;
  • Quá trình bùn hoạt tính (aerôten)
  • Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay (RBC)
  • Hồ sinh học thổi khí
  • Mương oxy hóa

Ưu điểm: Hiệu quả xử lý tốt, bùn phát sinh trong khả năng chấp nhận
Nhược điểm: Phải nuôi cấy, chăm sóc vi sinh cẩn thận, vì dễ bị sốc tải vi sinh chết

Xử lí nước thải mức độ cao (xử lí bổ sung)

Xử lí nước thải ở mức độ cao được ứng dụng trong các trường hợp yêu cầu giảm thấp nồng độ chất bẩn (theo chất lơ lửng, NOS, NOH, nitơ. Photpho và các chất khác...) sau khi đã xử lí sinh học trước khi xả vào nguồn nước. Cần lưu ý rằng, nước thải sau xử lí ở mức độ cao có thể sử dụng lại trong các quá rình công nghệ của nhà máy và do đó giảm được lượng nwocs thải xả vào nguồn, giảm nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất.

  • Để loại bỏ ở mức độ cao các chất lơ lửng, thường ứng dụng của cấu trúc khác nhau, tuyển nổi áp lực hay tuyển nổi khí hóa tan
  • Khử nitơ và phốtpho trong nước thải được tiến hành trong những trường hợp khi xả nước thải vào nguồn nước có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng. Sự phú dưỡng hóa nguồn nước là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nguồn nước sử dụng cho ăn uống sinh hoạt; chúng tạp điều kiện thuận lợi cho các loại tảo độc (tảo lục, tảo lam) phát triển gây nguy hiểm cho con người và động vật.
  • Để loại bỏ nitơ dạng NO2-, NO3-, và các muối amonia trong nước thải sau khi xử lí sinh học, thường sử dụng các phương pháp hóa-lí (trao đổi ion, hấp phụ bằng than hoạt tính sau khi thực hiện clorua hóa sơ bộ, thẩm thấu ngược...) hoặc phương pháp sinh học (quá trình nitrai hóa và khử nitrat);
  • Để loại các liên kết phốtpho ra khỏi nước thải, thường áp dụng phương pháp hóa học (dùng vôi, sunfat nhôm, sunfat sắt).

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...