Tin tức - Sự kiện

Ngành điện tử và dệt may có thêm thị phần từ chiến tranh thương mại

Cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 cường quốc Mỹ - Trung có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Sự ảnh hưởng này mang đến cả những thách thức và cơ hội cho các ngành nghề khác nhau.  Trong đó, ngành điện tử với các công ty sản xuất linh kiện điện tử và ngành dệt may ở VN có thêm thị phần nhờ vào cuộc chiến này. 

1/ Ngành điện tử Việt Nam thu hút thêm vốn đầu tư FDI 

Ngành điện tử là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến tranh thương mại, do Mỹ liên tục có những đợt áp thuế lên mặt hàng này. Tuy nhiên, cũng bởi vì lý do này mà ngành hàng điện tử ở Việt Nam cũng có thể hưởng lợi. 

Thực tế, Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn vào Mỹ ở hầu hết các mặt hàng. Đặc biệt, trong năm 2017, nếu 10 mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ thì có đến 8 mặt hàng thuộc nhóm hàng điện thoại di động, đồ điện tử và thiết bị viễn thông. Như vậy, có thể thấy ở ngành điện tử Trung Quốc chiếm thị phần lớn trên đất Mỹ. Riêng với mặt hàng điện thoại di động, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ năm 2017 là 70 tỷ USD, chiếm 86% tổng giá trị điện thoại di động nhập khẩu vào Mỹ. 

Vì chiếm thị phần lớn như vậy nên căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng sẽ gây biến động lớn cho nhiều mặt hàng. Các tập đoàn sản xuất ở lĩnh vực điện tử di dời các công ty sản xuất linh kiện điện tử của mình tại Trung Quốc sang các quốc gia khác. Trong đó châu Á là nơi phù hợp để đặt chỗ. Và Việt Nam, với chi phí nhân công thấp và đã gắn kết sâu rộng vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc sẽ là nơi thu hút các dự án đầu tư FDI. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng. Các khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi, nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra. Các công ty sản xuất linh kiện điện tử gia dụng khác từ nước ngoài cũng sẽ từ đó mà đổ bộ vào Việt Nam. 

2/ Ngành Dệt may Việt Nam có thêm thị phần

Cũng giống như ngành điện tử, ở nhóm hàng dệt may Mỹ cũng phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc. Theo thống kê, 50% hàng may mặc tiêu dùng tại Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc. Chính vì vậy việc Mỹ đánh thuế tăng lên sẽ có tác động mạnh đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Các công ty nội địa Trung Quốc sẽ chuyển các hoạt động sản xuất mặt hàng may mặc sang các nước khác nhằm tránh thuế. Và Việt Nam với lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc sẽ được hưởng lợi khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng. 

Hàng hóa ngành may mặc của Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để tăng mức cạnh tranh với Trung Quốc để nhập vào Mỹ. Sự trượt giá của đồng Nhân dân tệ  do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại giúp các DN VN nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn. Vì nhập được nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn nên các DN dệt may Việt Nam sẽ tăng biên độ lợi nhuận và tự tin đưa hàng xuất khẩu qua Mỹ. 

Không chỉ vậy, do lợi thế về nguyên liệu nên mức giá các ngành hàng dệt may cũng cạnh tranh hơn để thu hút vốn đầu tư FDI. Và cũng chính vì lý do này mà ngành dệt may Việt Nam có thể lấy thêm thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ.  Đây là lý do giúp xuất khẩu tăng, tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động của ngành may mặc. Thực tế đã chứng minh, tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng lên 11,6% vào năm 2018. Tỷ lệ phần trăm này ở mức 6,7% vào năm 2010. 

Có thể nói căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã cải thiện triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ở hiện tại và kỳ vọng còn nhiều thay đổi tích cực trong tương lai. 

Như vậy, với những lợi thế từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các công ty sản xuất linh kiện điện tử và ngành dệt may có thể tin vào những bước tăng trưởng triển vọng. Tuy nhiên, nội tại các ngành cũng phải có những chiến lược riêng để chắc chắn có được sự phát triển bền vững.

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...