Tin tức - Sự kiện

Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư Việt Nam thu lợi nhuận cao, nộp thuế ít

Với những lợi thế của 1 quốc gia châu Á mới đang trên đà phát triển, Việt Nam thu hút rất nhiều dự án FDI vào đầu tư. Những doanh nghiệp FDI ở tất cả các lĩnh vực, có thể kể đến công ty sản xuất linh kiện điện tử đã được ưu tiên với nhiều chính sách ưu đãi. Và nhờ có những chính sách đó các doanh nghiệp này  tạo ra lợi nhuận rất lớn . Tuy nhiên, có một thực tế là đóng góp vào ngân sách của các DN FDI lại rất khiêm tốn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ hơn về thực trạng này. 

1/ Doanh nghiệp  FDI với mức lợi nhuận cao

Với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã áp dụng rất nhiều chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ các DN FDI. Bên cạnh đó, một số ngành nghề đặc trưng như điện tử, điện lạnh với các công ty sản xuất linh kiện điện tử hưởng mức ưu đãi gấp đôi. Theo đó, các DN FDI tại Việt Nam càng có nhiều cơ hội phát triển và hưởng mức lợi nhuận “khủng” mặc dù số lượng lao động, vốn không cao. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 2010 - 2017 doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng doanh thu nhanh nhất trong các thành phần kinh tế. Doanh thu năm 2016 của DN FDI đạt 4,8 triệu tỷ đồng và mức tăng doanh thu trung bình của giai đoạn 2010-2016 đạt tới 23%. Trong năm 2017, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 876,7 nghìn tỷ đồng, Con số này tăng 23,1% so với năm 2016. Trong giai đoạn này lợi nhuận khu vực này cũng tăng trưởng khá đều, bình quân 17,3%/năm.

Ở một khía cạnh khác,  khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất về số doanh nghiệp, lao động và vốn, nhưng chỉ tạo ra khoản lợi nhuận khiêm tốn. Dưới đây là bài toán so sánh giữa lợi nhuận giữa các DN FDI và các DN nhà nước và tư nhân.  Trong năm 2017, tổng lợi nhuận trước thuế của các thành phần doanh nghiệp đạt 876.700 tỉ đồng. Trong số đó, DN FDI tạo ra lợi nhuận trước thuế lớn nhất, đạt hơn 384.100 tỉ đồng, chiếm gần 44% tổng lợi nhuận toàn bộ DN. Tuy nhiên DN nhà nước  chỉ thu được lợi nhuận trước thuế là 200.900 tỉ đồng, thấp hơn DN FDI gần một nửa. Cũng không thể vượt qua DN FID, DN tư nhân có lợi nhuận trước thuế là 291.600 tỉ đồng. 

2/ Tỷ lệ đóng góp của DN FDI vào ngân sách thấp nhất 

Mặc dù đạt lợi nhuận "khủng", song khu vực doanh nghiệp FDI lại đóng góp rất khiêm tốn cho ngân sách Nhà nước. Cụ thể, trong năm 2017, DN FDI đóng góp mức thuế thấp nhất vào ngân sách Nhà nước, với 265,97 nghìn tỷ đồng chiếm 27,9%. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp hơn  nhưng đóng góp 280,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,4% trong năm 2017. Bình quân giai đoạn 2010-2017 mỗi năm khu vực này đóng góp tăng 9,1%.

 Như vậy, có thể thấy mức đóng góp ngân sách nhà nước của DN  FDI chỉ bằng 81% khu vực ngoài nhà nước. Mặc dù DN FDI có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất, đạt 25,5% .Nhưng mức tăng trưởng bình quân về tổng thuế của khu vực FDI chỉ là 8,6% (so với 21% của khu vực kinh tế ngoài nhà nước). Đặc biệt tăng trưởng bình quân về thuế thu nhập DN của khu vực FDI còn thấp hơn nữa, chỉ là 7,5%.

Theo phân tích của các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến việc đóng góp ngân sách của khu vực FDI ít. Thứ nhất là do chính sách thu hút FDI của Chính phủ Việt Nam,đặc biệt là các DN FDI thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Trong đó có bao gồm các công ty sản xuất linh kiện điện tử. Những DN thuộc ngành nghề này được miễn giảm nhiều loại thuế, trong đó có thuế thu nhập DN. Bên cạnh đó, ngoài chính sách thuế do nhà nước quy định, để thu hút DN FDI, nhiều địa phương có chính sách miễn giảm thuế. Ở các địa phương mỗi nơi có mức thu hút khác nhau. Chính vì vậy, có những DN được hưởng mức ưu đãi gấp đôi, gấp ba lần bình thường. Đó là chưa kể đến, một số DN FDI còn lách luật, chuyển giá mà cơ quan nhà nước chưa phát hiện ra hoặc chưa có chế tài xử phạt phù hợp. 

Như vậy, việc bất cân đối giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước là một thực tế đang tồn tại. Các công ty FDI bao gồm các công ty sản xuất linh kiện điện tử thu  được nhiều lợi nhuận trên thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, để đảm bảo được sự công bằng và mang lại lợi ích cho quốc gia, Chính phủ phải có những chiến lược mạnh mẽ và để tâm đến vấn đề này hơn nữa.

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...