Tin tức - Sự kiện

Những khó khăn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đầu tư tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp thành lập tại nước ta trong 6 tháng đầu năm 2017 đã đạt đến con số 10.985 doanh nghiệp, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mặc dù số lượng doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam đang có xu hướng phát triển nhưng đó vẫn chưa thật sự là bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc đầu tư kinh doanh tại nước ta. Vậy đâu là vấn đề khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn e dè khi quyết định đặt nền móng kinh doanh tại Việt Nam.

Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam

1. Gánh nặng pháp lý

Không ít doanh nghiệp khi quyết định đầu tư tại Việt Nam đều nhận định rằng nước ta có rất nhiều thế mạnh và tiềm năng kinh tế nhưng bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy chưa có nước nào có hệ thống pháp lý, hệ thống các hóa đơn kinh doanh phức tạp như Việt Nam, thậm chí ngay cả doanh nghiệp trong nước cũng nhận thấy điều đó. Với những thủ tục pháp lý rườm rà, tốn kém nhiều chi phí như vậy, đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cảm thấy e ngại khi đầu tư kinh doanh tại nước ta.

Chính vì vậy, các cơ quan pháp luật, đặc biệt là bộ phận quản lý luật doanh nghiệp trong và ngoài nước đã cố gắng bỏ bớt những thủ tục rườm rà, sửa đổi bổ sung quy định về kế toán và nộp thuế để tạo môi trường kinh doanh đơn giản, hợp lý và phù hợp với quy mô và tính chất kinh doanh.

2. Nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng để thu hút sự đầu tư đó chính là chất lượng và giá cả của nguồn nhân lực. Một nhà đầu tư muốn mở nhà máy thì việc đầu tiên là tìm kiếm khu vực có thể đáp ứng được chất lượng và số lượng lao động dồi dào. Mặc dù, lực lượng lao động ở Việt Nam dồi dào cũng như đức tính cần cù, tỉ mỉ của người Việt khiến các nhà đầu tư khá hài lòng nhưng về trình độ văn hóa và tay nghề chuyên môn thì còn khá nhiều hạn chế. Chính sự phân chia vùng miền và phổ cập giáo dục chưa đồng đều đã khiến  cho số lượng người lao động mù chữ vẫn còn tồn tại và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tầng lớp lao động ở nước ta. Điều này khiến các nhà đầu tư lo lắng khi lựa chọn Việt Nam làm nơi đầu tư kinh doanh.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính phủ nước ta cũng bắt đầu có những chính sách đầu tư toàn diện vào Giáo dục và Đào tạo để nâng cao trình độ văn hóa cho nguồn nhân lực Việt Nam. Các trường học được xây dựng khắp mọi nơi cùng với sự đẩy mạnh phổ cập giáo dục để góp phần mang lại tri thức cho lực lượng lao động. Chưa dừng lại ở đó, Việt Nam còn tăng cường hợp tác quốc tế để tích cực trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực công nghệ cao.    

3. Khó khăn về mặt địa lý

Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài còn e ngại trong việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất đến Việt Nam để kinh doanh. Bởi vì điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu, cũng như nắm rõ các thông tin về chính trị cũng như các chính sách, môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên, con người và đặc biệt là vị trí địa lí kinh tế của từng khu vực, vùng miền tại Việt Nam. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn sẽ phải tốn một khoảng chi phí khá lớn cho việc đầu tư kinh doanh này.

Thậm chí ngay cả các nhà kinh doanh trong nước cũng nhận định là khá khó khăn trong việc tìm ra một nơi lý tưởng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh. Vì để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng cơ sở sản xuất gần những nơi có mạng lưới thông tin liên lạc và giao thông thuận tiện, có hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước và các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,… Nhưng với sự phân chia về mặt địa lý của nước ta như hiện nay sẽ rất khó cho các doanh nghiệp có thể tìm được những vị trí đắc địa để kinh doanh.

Và để xóa bỏ nỗi lo địa lý cho các doanh nghiệp, Việt Nam đã khuyến khích đẩy mạnh các mô hình khu nhà xưởng xây sẵn để giảm bớt thời gian cũng như chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc phát triển cơ sở sản xuất tại nước ta. Vì các khu công nghiệp đa phần đều được đặt trong khu vực kinh tế trọng điểm rất gần các bến cảng, sân bay quốc tế, trung tâm của thành phố trực thuộc nên thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cùng nguyên vật liệu, giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều chi phí. Hơn thế nữa, các mô hình nhà xưởng này đều có sẵn những đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cùng với cơ sở hạ tầng cao cấp được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại, hệ thống an ninh nghiêm ngặt,… Thậm chí còn giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề thủ tục pháp lý khiến các khiến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm gửi gắm niềm tin tại đây.

Khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna
Khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna

Hy vọng với những nỗ lực và không ngừng đổi mới ngày một tốt hơn này, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm lý tưởng nhất để các doanh nghiệp đổ vốn đầu tư và góp phần phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh.

By Marketing Department – Kizuna JV Corporation

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...