Tin tức - Sự kiện

Số lượng các dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt đỉnh trong năm 2018

Hiện nay, tín hiệu kinh tế ngày càng lạc quan hơn khi nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển đầu tư sang các nước Đông Nam Á. Và Việt Nam là một địa chỉ được quan tâm hàng đầu. Rất nhiều dự án đầu tư lớn vào Việt Nam, bao gồm nhiều ngành nghề , trong đó có cả dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Thực tế, trong năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cao nhất từ trước đến nay. 

1. Nhiều dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam 

Tính đến cuối năm 2018, có 130 quốc gia/vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 340,1 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 57 tỷ USD, chiếm 16,7%. Trong hai năm 2017-2018, Nhật Bản liên tục dẫn đầu danh sách.

Mỗi năm có khoảng 6.000 lượt nhà đầu tư Nhật Bản đến tìm hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam. Các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Hàn Quốc chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, tuy nhiên cũng phải nhập các sản phẩm phụ trợ từ các Công ty Nhật ở Việt Nam. 

Chuỗi quy trình sản xuất trong nhà máy sản xuất linh kiện điện tử 

Không chỉ vậy, trong số các doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam, gần 70% doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với nước khác, ví dụ: Trung Quốc 48,7%, Philippines 52,4%, Indonesia 49,2%.... Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp thành lập trước năm 2010, cũng có 67,1% doanh nghiệp có phương châm mở rộng. Điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp Nhật Bản. Cụ thể, trong tổng số 787 doanh nghiệp được hỏi, có 65,3% doanh nghiệp cho hay đang làm ăn có lãi, lãi cao hơn 0,2% so với năm 2017. Đặc biệt, doanh nghiệp thành lập trước năm 2010 báo lãi ổn định ở mức trên dưới 80%. Khối doanh nghiệp chế tạo, xuất khẩu có thành tích kinh doanh tốt và doanh nghiệp ở khu vực Bắc Bộ có tỷ lệ lãi cao hơn so với các khu vực khác.

 Trong đó, có thể kể đến Tập đoàn Canon mang thương hiệu Nhật Bản. Tập đoàn có mặt tại Việt Nam vào năm 2011 với nhà máy đầu tiên tại khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Tuy nhiên đến nay, Canon đã thành lập thêm 2 nhà máy tại KCN Quế Võ và KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh). Hay tập đoàn Sumimoto, tập đoàn thành công với 2 KCN tại Việt Nam là KCN Thăng Long I và KCN Thăng Long II . Đến cuối tháng 9/2017, tiếp tục khởi công KCN Thăng Long III (Vĩnh Phúc) để mở rộng lĩnh vực hoạt động. 

2. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nhà đầu tư Nhật Bản 

Thực tế có nhiều điều kiện thuận lợi khiến doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Trong đó "quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng" là lợi thế lớn nhất. Cùng với đó, so với các nước khác, "chi phí nhân công rẻ", dễ tuyển dụng cũng là một trong những điểm cộng. đặc biệt tình hình chính trị ổn định, môi trường sống cho nhân viên nước ngoài là các lợi thế được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao. 

Bên cạnh những thuận lợi trên, doanh nghiệp Nhật Bản cũng gặp một số khó khăn trong việc kinh doanh ở Việt Nam. Theo đó, mối lo lớn nhất của doanh nghiệp Nhật Bản là vấn đề tốc độ tăng lương tối thiểu và mua nguyên vật liệu tại địa phương. Ngoài ra, mặc dù đánh giá khá cao điều kiện và môi trường đầu tư của Việt Nam, song doanh nghiệp Nhật Bản cũng cho rằng, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch vẫn là rủi ro lớn và chưa được cải thiện.

Xưởng sản xuất linh kiện điện tử 

Nói tóm lại, với những ưu thế đặc biệt Việt Nam là điểm đến đầu tiên của các nhà đầu tư Nhật Bản. Sự tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp vừa nhỏ nói chung hay các xưởng sản xuất linh kiện điện tử nói riêng, tạo ra tương lai mở cho sự hợp tác hai nước. Hy vọng rằng mối quan hệ này sẽ rộng mở hơn trong tương lai. 

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...