Tin tức - Sự kiện

Nhà xưởng thông minh tác động thế nào đến ngành sản xuất?

Trong thời đại mà máy móc và trí thông minh nhân tạo phát triển như hiện nay thì việc hướng tới một nhà xưởng thông minh, hiện đại phục vụ cho con người là điều cần thiết. Nhờ việc ứng dụng công nghệ mà công việc sản xuất trở nên thuận tiện, nhanh chóng hơn nhiều lần. Đây cũng là lý do khiến các khu công nghiệp dần chuyển mình, phát triển theo mô hình khu công nghiệp thông minh. Vậy nhà xưởng thông minh là gì? Nhà xưởng thông minh có tác động thế nào đến ngành sản xuất?

Nhà xưởng thông minh là gì?

Thuật ngữ này đang trở nên phổ biến hơn với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp và khu chế xuất. Nhà xưởng thông minh là nơi mà máy móc và thiết bị công nghệ được sử dụng. Đi kèm với đó là khả năng tự động hóa và tối ưu hóa trong toàn bộ các khâu sản xuất. Từ đó giúp cải thiện và tăng cường lợi ích mà các doanh nghiệp sản xuất đạt được. 

Không gian trong nhà xưởng thông minh

Tuy nhiên giá trị cốt lõi của nhà xưởng thông minh không chỉ nằm ở máy móc và tự động. Giá trị cốt lõi của một nhà xưởng thông minh nằm ở việc kết hợp công nghệ sản xuất tiên tiến, thông tin truyền thông và tiềm năng tích hợp trên toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất. Trong đó tất cả các bộ phận sản xuất khác nhau được kết nối thông qua công nghệ IoT (Internet of Thing) hoặc các loại mạch tích hợp tiên tiến. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất một cách dễ dàng.

5 tác động của nhà xưởng thông minh đến sản xuất

Khi các nhà xưởng thông minh xuất hiện ngày càng nhiều, con người sẽ phải thay đổi vai trò của mình. Cụ thể những tác động của nhà xưởng thông minh đến con người là:

1/ Nâng cao chất lượng nhân lực

Các công nhân trong các nhà xưởng thông minh sẽ phải học hỏi, tìm tòi nhiều hơn về máy móc. Thay vì lao động tay chân cực nhọc, con người sẽ đóng vai trò cao hơn. Sở dĩ vậy là do máy móc đã đảm nhận hết các công việc lặp đi lặp lại, các công việc nặng.

2/ Giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực

Khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực tại nhiều nhà xưởng sản xuất hiện nay. Sự phát triển của nhà xưởng thông minh thực chất không làm người lao động mất việc. Khi các nhà xưởng thông minh phát triển càng nhiều, số lượng công việc hỗ trợ cho mô hình nhà xưởng tăng. Từ đó tạo công ăn việc làm cho lao động chứ không làm giảm số lượng lao động.

3/ Đảm bảo sự an toàn cho người lao động: 

Tất cả công việc, bao gồm cả những việc nguy hiểm đều được thực hiện bằng máy móc. Nhờ vậy sẽ đảm bảo được sự an toàn cho công nhân trong xưởng. 

Tất cả công việc trong nhà xưởng thông minh đều được thực hiện bằng máy móc

4/ Nâng cao chất lượng sản phẩm

Hạn chế tối đa tình trạng sai sót, sản phẩm lỗi. Tạo ra hàng loại sản phẩm vượt trội hơn so với sử dụng nhân công. Từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

5/ Giải quyết vấn đề việc làm

Tạo ra các ngành nghề mới phục vụ cho nhà xưởng thông minh. Việc điều khiển các máy móc ở các nhà xưởng sản xuất là như nhau, giúp người lao động có thể chuyển việc dễ dàng.

Với các yếu tố trên, nhà xưởng thông minh sẽ là mô hình sản xuất nhận được rất nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây được đánh giá là mô hình của tương lai giúp cải thiện năng suất hoạt động mà vẫn mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...