Tin tức - Sự kiện

6 dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp, phổ biến nhất 2024

Hiện nay, việc thuê xưởng sản xuất xây sẵn ở các khu công nghiệp Việt Nam đang rất phổ biến ở Việt Nam. Các doanh nghiệp và chủ đầu tư đặc biệt lưu ý đến chất liệu của nhà xưởng. Thay vì xây dựng bằng bê tông cốt thép như trước đây, hiện nay doanh nghiệp ưu tiên chọn các nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép.

Nhà xưởng công nghiệp là gì?

Nhà xưởng công nghiệp là dạng nhà xưởng xây dựng bởi các cấu kiện bằng thép được thi công theo bản vẽ thiết kế có sẵn. Quy mô và diện tích của loại nhà xưởng này lớn hơn rất nhiều so với văn phòng, cửa hàng hay các loại nhà ở dân dụng. Nhà xưởng công nghiệp là khu vực tập trung nhân công, trang thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng... nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển hay phân phối ra thị trường. Ngoài ra, thời gian thi công, xây dựng nhà xưởng công nghiệp thường khá nhanh và ít bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.

>> Tham khảo thêm: Giai đoạn xây dựng nhà xưởng công nghiệp doanh nghiệp cần biết

Hình ảnh nhà xưởng công nghiệp

Khu nhà xưởng công nghiệp của Kizuna

Quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Các nhà xưởng công nghiệp đa phần được xây dựng bằng thép tiền chế, chế tạo và lắp ráp sẵn ngay tại nhà máy. Có 4 giai đoạn chính trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp:

Thiết kế kiến trúc nhà xưởng công nghiệp

Kết hợp nhà xưởng - nhà kho - văn phòng là mô hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng. Có 2 điểm quan trọng cần lưu ý trong thiết kế nhà xưởng công nghiệp:

- Tính thẩm mỹ: ngăn nắp, đảm bảo môi trường sản xuất xanh - sạch là tiêu chí hàng đầu của nhà xưởng. Khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp, không chỉ cần đảm bảo tính thẩm mĩ của bên ngoài và bên trong nhà xưởng cho thuê. Các yếu tố như: cây cối xung quanh, khu tập trung chất thải,...  cần được bố trí ở vị trí hợp lý, không ảnh hưởng đến chất lượng nhà xưởng.

- Tối ưu công năng: đảm bảo chất lượng quá trình sản xuất là ưu tiên chính của một nhà xưởng công nghiệp. Đối với những ngành đặc biệt như: sản xuất thực phẩm, đông lạnh,... thì có kho lạnh, kho chứa nguyên vật liệu và thành phẩm là điều quan trọng. Đối với các loại nhà xưởng cần nguồn điện liên tục như ngành điện - điện tử, ngành cơ khí,... thì thiết kế nhà xưởng có sử dụng được các nguồn điện nhân tạo như điện năng lượng mặt trời,... là điều quan trọng 

- Tối ưu diện tích: tối ưu diện tích là tối ưu nguồn lực xây dựng và sử dụng nhà xưởng. Điều này lại càng quan trọng hơn với các doanh nghiệp SMEs. Hãy tối ưu và tận dụng diện tích nhà xưởng hiệu quả để tối ưu chi phí và nguồn lực sản xuất.

 

nhà xưởng công nghiệp kizuna 4

Sản xuất cấu kiện thép tại nhà xưởng công nghiệp

Sản xuất cấu kiện thép tại nhà xưởng công nghiệp

Công đoạn sản xuất cấu kiện thép trải qua 7 bước như: cắt thép; ráp; hàn; nắn; lắp bản mã, sườn gia cường; vệ sinh bề mặt; sơn. Cụ thể:

1. Cắt thép: có 2 dạng các cấu kiện thép, thép định hình (thép đúc) và thép tổ hợp. Thép định hình là các cấu thép hình H, U, C được đúc nguyên cây. Thép tổ hợp gồm bản cánh, bụng của các cấu kiện được phân ra từ các thép tấm. Các phần này được cắt băng máy cắt chuyên dụng, máy cắt dập, PLASMA.

2. Ráp: khi các mảng thép théo độ dài và độ dày yêu cầu, sẽ được lắp ráp, gia công theo kích thước và điệu kiện. Cần tính toàn và xác đinh cụ thể, rõ ràng các diện tích phủ bì để có sản phẩm chất lượng.

3. Hàn: sau khi đã có được diện tích phủ bì hợp lý, sẽ tiếp đến công đoan hàn sơ để cố định các mấu, điểm gắn nối. Sau đó, sẽ hàn cố định bằng đường hàn siêu âm,... Các đường hàn cần chất lượng, và được mài dũa lại để đảm bảo tính thẩm mỹ. 

4. Nắn: trong quá trình thực hiện, cấu kiện thép có thể bị cong và không đạt chuẩn chất lượng. Với tình trạng đó, bạn cần thực hiện việc nắn. Khi thực hiện nắn cần đo lường, tính toán để có kích thước tốt, hợp lý.

5. Lắp bản mã, sườn gia cường: sau quá trình cấu kiện được hàn và cân chỉnh hoàn chỉnh, sẽ đến công đoạn lắp bản mã, gia cường để các chi tiết này được cố định chắc chắn. 

6. Vệ sinh bề mặt: đánh gỉ, mài nhẵn là phần quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ của chi tiết. Đây cũng là công đoạn kiểm tra các chi tiết hàn của các cấu kiện. 

7. Sơn: có 2 lớp sơn được phủ trên một cấu kiện thép. Một là lớp sơn chống gỉ, một là lớp sơn màu. Lớp sơn chống gỉ là lớp sơn lót giúp bảo vệ sản phẩm cấu kiện thép, và còn giúp lớp sơn màu của nhà xưởng công nghiệp lên màu đẹp hơn. 

nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp

Lắp dựng kết cấu thép tại công trình nhà xưởng công nghiệp

Bước 1: Lắp dựng khung chính cho nhà xưởng, bao gồm các công đoạn: lắp dựng gian khóa cứng: lắp dựng gian khóa cứng, lắp dựng khung kèo, hoàn thành giàn khóa, lắp dựng khung kèo và xà gồ, lắp dựng kèo đầu hồi

Bước 2: Tiến hành công đoạn lợp tôn mái, tôn vách

Kéo tôn lợp lên mái, lợp tôn, lắp dựng xà gồ vách, máng xối, ống xối, tôn vách

Bước 3: Nghiệm thu, bàn giao công trình và đưa vào sử dụng

Bước 4: Bảo hành công trình

Xây dựng phần bê tông cốt thép

Sau khi thi công cột xong, tới phần thi công phần bê tông cốt thép cho nhà xưởng công nghiệp. Các phần móng, nền nhà xưởng công nghiệp thường được đầu tư nhiều để đảm bảo nhà xưởng có tính chắc chắn. 

Cụ thể, phần bê tông nhà xưởng thường có độ dày từ 10,20,30 hay 50cm. Điêu này quan trọng với những nhà xưởng cẩu trục. 

Tại sao nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép lại được ưu tiên lựa chọn? 

Nhà xưởng công nghiệp có nhiều đặc tính ưu việt

Rất nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đều lựa chọn phương án tìm chỗ cho thuê nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép để hoạt động. Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép có những đặc tính ưu việt như: khả năng chịu lực tốt, trọng lượng nhẹ, kín, không thấm nước và thân thiện với môi trường.

So với nhà xưởng bê tông cốt thép thì nhà xưởng kết cấu thép có trọng lượng nhẹ hơn nhiều. Bên cạnh đó, loại nhà xưởng khu công nghiệp này không thấm nước như tường. Điều này đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả.

Đặc biệt, mô hình nhà xưởng này còn rất thân thiện với môi trường, không cần công đoạn xây tô nhiều. Do đó các nguyên vật liệu bụi như: cát, xi măng hay sơn ít được sử dụng.

Nhà xưởng công nghiệp giúp tiết kiệm chi phí 

Những nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép thường là những nhà xưởng tiết kiệm thời gian và nhà xưởng tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp. Theo bảng thống kê số liệu từ nhiều công trình cho thấy xây dựng nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép sẽ có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với nhà xưởng bê tông truyền thống. Xây nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép không tốn nhiều nhân công và thời gian. Từ đó chi phí xây dựng cũng được giảm đáng kể, thích hợp với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính eo hẹp.

nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép giúp tiết kiệm chi phí

Nhà xưởng công nghiệp thi công nhanh

Với kết cấu đơn giản, thời gian thi công nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép rất nhanh chóng. Thông thường chỉ mất khoảng một nửa thời gian so với xây nhà xưởng tiêu chuẩn bê tông cốt thép. Do vậy thời gian đưa vào sử dụng sẽ nhanh chóng hơn.

Như vậy, nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép có những ưu điểm nổi bật hơn các kiểu cho thuê kho xưởng khác. Và đây là cũng là một lựa chọn của nhiều mô hình nhà xưởng hiện nay.

Các dạng nhà xưởng công nghiệp kết cấu đẹp, phổ biến nhất 2024

Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép

Nhà xưởng kết cấu thép được hiểu đơn giản là kết cấu chịu lực của những công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi nguyên liệu thép. Đặc điểm này giúp nhà xưởng bền, chịu được lực và tác động từ môi trường. Nhờ vậy mà nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được xây dựng và sử dụng rộng rãi.

nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép 

Nhà xưởng công nghiệp thép tiền chế

Nhà xưởng công nghiệp thép tiền chế là loại nhà xưởng làm bằng các cấu kiện thép, được thi công và lắp ráp theo bản vẽ được thiết kế sẵn. Một nhà xưởng công nghiệp tiền chế hoàn chỉnh cần trải qua 3 giai đoạn chính. 

- Thiết kế

- Gia công cấu kiện

- Lắp dựng tại công trình

Toàn bộ các khung thép được sản xuất đồng bộ trước rồi đưa ra công trường nhà xưởng lắp dựng. Việc lắp dựng các khung thép thường trong thời gian khá ngắn và có thể sử dụng ngay sau khi lắp dựng. Mô hình nhà xưởng công nghiệp này hiện đang là phương án được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi tính chanh chóng và tiết kiệm chi phí.

>> Tham khảo: 4 Mẫu nhà xưởng công nghiệp đẹp, chất lượng, tiết kiệm chi phí

nhà xưởng công nghiệp kizuna

Quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng kết hợp với văn phòng

Nhà xưởng kết hợp văn phòng là một dạng nhà xưởng được tích hợp 2 chức năng, vừa là văn phòng để quản lý và điều phối các hoạt động của doanh nghiệp, vừa là khu vực sản xuất. Đây là một trong những lựa chọn tối ưu cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Loại nhà xưởng công nghiệp này thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép hoặc kết cấu thép tùy theo yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp.

>> Xem thêm:

- Những lợi ích khi các doanh nghiệp thuê nhà xưởng kết hợp văn phòng

- Mẫu nhà xưởng kết hợp văn phòng dành cho doanh nghiệp SMEs

Nhà xưởng công nghiệp kết hợp văn phòng

Dang nhà xưởng kết hợp văn phòng

Nhà xưởng công nghiệp 01 tầng (liền kề)

Nhà xưởng công nghiệp 1 tầng hay nhà xưởng liền kề là mô hình nhà xưởng công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong các khu công nghiệp Việt Nam. Mô hình này thường áp dụng cho các khu công nghiệp có quỹ đất rộng và có đa dạng diện tích. Nhà xưởng quy mô nhỏ 250m2 - 500m2, vừa 500m2 - 1000m2 và lớn > 1000m2, của các ngành công nghiệp nặng, sử dụng cầu trục thường lựa chọn mô hình nhà xưởng này.

Nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng

Là mô hình nhà xưởng mới, được nhiều KCN đầu tư xây dựng và phát triển. Mô hình nhà xưởng này giúp tiết kiệm quỹ đất, kết hợp giữa mô hình văn phòng - nhà xưởng - phòng trưng bày tiện dụng. Nhà xưởng công nghiệp cao tầng là mô hình hiện đại, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng.

>> Xem thêm:

- Vì sao doanh nghiệp nên chọn thuê nhà xưởng có tầng?

- Khu nhà xưởng dịch vụ có tầng xu hướng mới của bất động sản công nghiệp

Nhà xưởng kết hợp hệ sinh thái

Nhà xưởng kết hợp hệ sinh thái đang là xu hướng được nhiều chủ nhà máy, xí nghiệp lựa chọn. Đây là loại nhà xưởng công nghiệp được tích hợp các yếu tố sinh thái như xây hồ nước, trồng cây xanh trong khuôn viên nhà xưởng. Việc thi công, xây dựng nhà xưởng kèm hệ sinh thái gồm 4 công đoạn chính: vẽ bản thiết kế, thực hiện xây dựng nhà xưởng, dựng cảnh quan sinh thái và hoàn thiện công trình.

>> Xem thêm: Hệ sinh thái dịch vụ đi kèm khi thuê nhà xưởng 200m2 ở Kizuna

Kizuna - Đơn vị cho thuê nhà xưởng công nghiệp chất lượng, môi trường sản xuất xanh - sạch - an toàn

Tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp nhà xưởng xây sẵn có dịch vụ cho các doanh nghiệp. Sự kết hợp toàn diện của chất lượng và sự tiện ích luôn làm hài lòng nhiều doanh nghiệp. Những điểm mạnh tại Kizuna:

- Vị trí chiến lược: tỉnh Long An, giáp ranh với TPHCM, gần cảng Cát Lái (26km), sân bay Tân Sơn Nhất (24km), khu dân cư Phú Mỹ Hưng (16km). Bên cạnh đó, khu nhà xưởng Kiznuna còn gần các đường QL huyết mạch: QL 1A, QL50 và cao tốc Long Thành - Bến Lức

- Kiến trúc nhà xưởng tối ưu: đa dạng diện tích

- Kizuna cho thuê nhà xưởng thông thoáng, hệ thống mái kéo dài 4m che thuận lợi

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiện ích đồng bộ, nhà xưởng xanh và sạch nhiều cây xanh, trang bị đầy đủ điện nước, điện 3 nguồn, căn tin và an ninh 24/7

- Hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ toàn diện hơn 50 dịch vụ, với nhân viên thông thạo Nhật/Hàn/Anh

- Chính sách Easy in - Easy out tiện lợi, nhanh chóng, an toàn

- Giá thuê nhà xưởng công nghiệp luôn tốt, nhiều ưu đãi

nhà xưởng công nghiệp kizuna

Kizuna là chuỗi nhà xưởng công nghiệp chất lượng, môi trường sản xuất xanh - sạch - an toàn

Bên cạnh nhà xưởng liền kề (01 tầng), ở Kizuna đặc biệt với mô hình nhà xưởng có tầng, Kizuna chú trọng tập trung phát triển xây dựng hệ thống nhà xưởng đồng bộ, kiến trúc vững chắc, nhiều cửa ra vào cho xe tải vận chuyển hàng hóa, thang máy hàng hóa và nhân viên tách biệt, hệ thống PCCC nhà xưởng spinkler hiện đại.

Cụ thể, block O và P được thiết kế tiện dụng, phù hợp với nhiều ngành nghề cần xưởng sản xuất thực phẩm, thuê xưởng may, mở xưởng cơ khí,..

Hy vọng bạn đã có góc nhìn rõ hơn về nhà xưởng công nghiệp. Lựa chọn nhà xưởng công nghiệp Kizuna giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và chất lượng sản xuất. Liên hệ ngay hotline +84 913 742 790 nhé!

Tag: nhà xưởng 5000m2nhà xưởng quy mô vừa và nhỏnhà xưởng tiêu chuẩn haccpquy chuẩn thiết kế nhà xưởng, nhà xưởng thông minhnguyên tắc khi chọn nhà xưởng xây sẵn

Sản xuất hiệu quả tại nhà xưởng công nghiệp Kizuna!

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...