Tin tức - Sự kiện

Thắt chặt xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Trong những năm gần đây, thời sự và báo chí đã liên tục điểm mặt những vụ thực phẩm bẩn kinh hoàng gây xôn xao dư luận. Tuy đã có sự can thiệp của cơ quan chức năng để xử phạt, răn đe những trường hợp vi phạm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP) nhưng mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính nên không đạt được hiệu ứng nghiêm trị trước những cá nhân, tổ chức tư lợi bất chính từ thực phẩm bẩn. Hơn thế, theo Bộ Luật Hình Sự tại thời điểm này thì chỉ áp dụng xử phạt cho cá nhân nên đối với trường hợp Doanh Nghiệp thì chưa đủ cơ sở pháp lý để có thể truy cứu trách nhiệm pháp nhân. Do đó, để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Luật Hình Sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01.07.2016) đã đặt ra các chế tài xử phạt chặt chẽ và mang tính khả thi hơn.

Thực phẩm bẩn gây xôn xao trong thời gian qua

Dưới đây, Kizuna sẽ giới thiệu rõ hơn về những văn bản xử lý vi phạm cùng những bổ sung mới nhất về xử phạt vi phạm VSATTP của Bộ Luật Hình Sự được áp dụng chặt chẽ hơn cho từng cá nhân, tổ chức vi phạm.

Các văn bản xử lý vi phạm VSATTP

Để xử lý các trường hợp vi phạm về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng làm việc chủ yếu với 3 văn bản chính:

Các văn bản xử lý vi phạm VSATTP

I/ Luật an toàn thực phẩm

Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định chung về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với an toàn thực phẩm. Luật nêu về vấn đề Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, cụ thể tại Điều 6, Khoản 1: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”.

II/ Nghị định 178/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Để hướng dẫn cũng như xử phạt cụ thể hơn cho từng trường hợp vi phạm, Nghị định 178/2013/NĐ-CP có nêu ra các quy định, mức xử phạt hành chính. Cụ thể tại Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có một số thông tin quan trọng như:

  1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
  2. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trên thực tế, con số lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn lớn hơn rất nhiều so với mức chịu phạt hành chính kể trên nên nhiều cá nhân, tổ chức xem nhẹ và sẵn sàng chi tiền chịu phạt rồi lại tiếp tục vi phạm hành nghề.

III/ Bộ Luật Hình Sự 1999 – Sửa đổi và bổ Sung 2009

BLHS năm 1999, có quy định cụ thể về hành vi vi phạm VSATTP tại Điều 244, gồm 03 khung hình phạt tương ứng với 03 cấp độ nguy hiểm khác nhau và một điều khoản quy định về hình phạt bổ sung.

  1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo nhiều đánh giá chủ quan lẫn khách quan, những điều khoản kể trên khi áp dụng vào trường hợp vi phạm thực tế lại dẫn đến nhiều bất cập. Chẳng hạn như việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng chưa có những hướng dẫn cụ thể nào để xác định được tính chất hậu quả của sự việc mà từ đó đưa ra mức xử phạt tương ứng. Bởi lẽ có nhiều thực phẩm phải đợi một thời gian dài, sau 5 đến 10 năm mới phát tác. Và cũng vì thiếu những hướng dẫn cụ thể nên cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý vi phạm hành chính mà khó có cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thay đổi mới trong chế tài xử phạt có hiệu lực từ 01.07.2016

Trước thực trạng sự việc thực phẩm bẩn xuất hiện ở phạm vi diện rộng cùng hồi chuông cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng đến người dân, đòi hỏi cần đưa ra xử phạt nghiêm khắc hơn, truy tố xử phạt hình sự nghiêm khắc hơn cho các trường hợp nghiêm trọng.

Bộ Luật Hình Sự 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 tại Điều 317 có chỉ ra mức xử phạt nghiêm khắc và cụ thể cho từng hành vi vi phạm. Điểm qua một số thông tin quan trọng sau:

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi vi phạm như: sử dụng chất cấm, hóa chất, chế biến không đúng quy chuẩn, … thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội: gây chết 1 người, tổn hại sức khỏe từ 31% – 121%, thu lợi bất chính từ 100 -500 triệu đồng, tái vi phạm, … thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:
  3. Phạm tội: gây chết 2 người, tổn hại sức khỏe từ 61% – 200%, thu lợi bất chính từ 500 triệu – 1 tỷ đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  4. Phạm tội: gây chết 3 người trở lên, tổn hại sức khỏe 61% – 201%, thu lợi 1 tỷ trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, với những quy định cụ thể hơn về mức độ nghiêm trọng cho từng hành vi vi phạm sẽ góp phần giúp cơ quan chức năng thực hiện xử phạt các trường hợp vi phạm chặt chẽ hơn. Đồng thời, Điều Luật mới còn giúp răn đe các cá nhân, tổ chức có ý đồ tư lợi bất chính từ thực phẩm bẩn, gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Sự tham gia quản lý chặt chẽ từ các ban ngành liên quan để kiểm soát ngành nghề thực phẩm còn góp phần tạo sân chơi lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn.

Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về việc xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay.

Theo P.Marketing-Kizuna JV Corporation

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...