Tin tức - Sự kiện

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi xây dựng nhà xưởng cơ khí

Lựa chọn mô hình xưởng sản xuất cơ khí tối ưu vô cùng quan trọng. Việc này đảm bảo sự ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một nhà xưởng cơ khí thoáng mát, cảnh quan đẹp, môi trường thuận lợi sẽ góp phần đem lại hiệu quả, năng suất công việc cao. Tuy nhiên trước khi xây nhà xưởng cơ khí thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những nguyên tắc khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp cần lưu ý. 

3 Nguyên tắc doanh nghiệp cần chuẩn bị khi khởi động xây nhà xưởng cơ khí

Ngày nay việc xây dựng nhà nhà xưởng cơ khí bằng bê tông cốt thép đã không còn được sử dụng phổ biết như trước đây nữa. Thay vào đó là xây dựng xưởng sản xuất cơ khí bằng công nghệ thép tiền chế. Với những ưu điểm nhất định như tính động cơ cao, chịu lực tốt, tiết kiệm thời gian, việc xây dựng nhà xưởng cơ khí bằng thép tiền chế đang là giải pháp tối ưu. Nhìn chung, để có một nhà nhà xưởng cơ khí có kết cấu tốt thì doanh nghiệp cần chuẩn bị 3 điều này:

1/ Bố trí tổng mặt bằng phù hợp 

Kizuna - đơn vị cho thuê nhà xưởng cơ khí uy tín

Đặc trưng của ngành cơ khí là tạo ra nhiều tiếng ồn và nóng bức do có công đoạn hàn. Thế nên khi lựa chọn và sắp xếp vị trí của xưởng sản xuất cơ khí cần lưu ý đến vị trí phải thoáng mát, không gian mở. Ngoài ra khi bố trí mặt bằng cần phù hợp với sơ đồ công nghệ. Đồng thời mặt bằng phải dễ dàng mở rộng nhà xưởng trong tương lai. 

2/ Am hiểu vật tư

Việc am hiểu về vật tư là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Đối với mỗi thiết kế nhà xưởng khác nhau cần sử dụng những kiểu nguyên vật liệu khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình giao nhận vật tư cũng rất dễ nảy sinh vấn đề như số lượng, chủng loại không đồng đều, thừa thiếu không hợp lý. Cho nên, trong trường hợp nhận vật tư cũng cần hết sức cẩn thận. Hiện nay có nhiều mặt hàng vật tư được ghi bằng tiếng Anh nên rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó khi nhận cần đối chiếu mã hàng ghi trên sản phẩm và trên phiếu giao hàng. 

3/ Nắm chắc quy trình xây nhà xưởng cơ khí

Đối với việc xây dựng nhà xưởng sản xuất cơ khí, việc nắm chắc được quy trình xây dựng giúp doanh nghiệp giám sát công trình tốt hơn, giảm thiểu những sai sót trong quá trình xây dựng. 

Nhìn chung, quy trình xây nhà xưởng cơ khí gồm các bước như xây dựng móng, ban nền, san lấp và lu lèn, dựng kèo cột thép nhà xưởng, lắp dựng khung kèo lợp mái, xây vách, đổ bê tông nhà xưởng, lắp đặt thiết bị chiếu sáng và sơn nền epoxy. Việc tuân thủ quy trình xây dựng là điều kiện tiên quyết.  Tuy nhiên, chủ đầu tư cần đặc biệt lưu ý đối với một số công đoạn dưới đây.

- Công đoạn xây dựng nền móng nhà xưởng: Đây là phần quan trọng của nhà xưởng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành công trình. Đối với những nhà xưởng nằm trên phần đất cứng thì không cần phải gia cố móng như ép cọc. Tuy nhiên nếu xây dựng trên vùng đất bùn lầy thì việc gia cố móng là rất quan trọng. Không chỉ vậy, đối với phần móng, sau này khi đổ bê tông cũng cần phải hết sức lưu ý. Thông thường thì nền bê tông sẽ được đổ dày 10cm – 15cm . Điều này rất quan trọng vì nhà xưởng cơ khí là nơi đặt nhiều máy móc có tải trọng nặng.

Công đoạn lắp đặt cột thép, kèo thép trong nhà xưởng cơ khí

- Công đoạn lắp đặt cột thép, kèo thép. Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nhà xưởng. Nó định hình toàn bộ cho cả khu nhà xưởng sau này. Chính vì vậy chúng ta cần thiết kế một cách vừa phải tránh bố trí thép thiếu hoặc dư. Sau khi lắp đặt cột kèo đầu tiên xong, bạn phải giằng níu thật chặt đảm bảo cột kèo không bị xê dịch. Công đoạn thi công này phải làm thật tốt và chuẩn làm căn cứ tiếp tục triển khai các công đoạn khác. 

Ngoài ra, ở các công đoạn còn lại bạn cũng cần phải bám sát và hết sức lưu tâm. Không chỉ vậy để hoàn thiện cho toàn bộ công trình, tay nghề thi công của các đội thợ cơ khí lắp dựng và đội thợ hồ xây vách làm nền cũng là yếu tố quan trọng cần phải chú ý. 

Tóm lại, nắm được những nguyên tắc cơ bản khi xây xưởng sản xuất cơ khí giúp bạn an tâm hơn trong việc giám sát và chất lượng công trình. Hi vọng bài viết trên đây hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. 

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...