Tin tức - Sự kiện

Vốn FDI từ Trung Quốc ào ạt vào việt Nam

Do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Trong đó có thể kể đến việc nhiều nhà đầu tư dịch chuyển các nhà máy sản xuất. Thực tế, vốn FDI từ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam kể từ khi cuộc chiến Mỹ - Trung lên đỉnh điểm. 

1. Vốn FDI từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam 

Dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam có bước ngoặt lớn. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2011, số vốn đăng ký của Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) là 1,3 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên đến năm 2017, số vốn đăng ký của Trung Quốc tăng 2,7 lần, bình quân tăng khoảng 18%/năm. Cơ cấu vốn của Trung Quốc trong tổng số vốn FDI đăng ký là 12%. Trong khi đó, vốn FDI Nhật Bản (30%), Hàn Quốc (28%) và Singapore (19%).

Tính đến tháng 5/2019, vốn đầu tư từ Trung Quốc đạt 2 tỷ USD ở tất cả hợp phần. Trong đó, riêng phần đăng ký cấp mới là 1,56 tỷ USD, tăng 450% so với con số 280 triệu USD của cùng kỳ 2018. Trung Quốc vẫn dẫn đầu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới. Số liệu cập nhật từng tháng cho thấy dòng chảy từ quốc gia này liên tục có đột biến và không ngừng gia tăng đưa vốn vào Việt Nam.

2. Tín hiệu tốt nhưng tiềm ẩn rủi ro 

Cơ hội tốt để phát triển

 Các dự án FDI tăng mạnh chứng tỏ nền ngoại thương của Việt Nam ngày càng được cải thiện và phát triển. Cho thấy nó là kết quả tái cơ cấu kinh tế, nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô. Các dự án kinh tế như các nhà máy sản xuất thiết bị y tế, linh kiện điện tử trở thành điểm sáng. 

Điều này còn chứng minh sức hút và sự hội nhập nhanh chóng của VN. Việt Nam mở cửa, ký nhiều hiệp định thương mại tự do cũng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, các FTA. Điều này giúp hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhận được nhiều cơ chế ưu đãi về thuế. 



Rủi ro tiềm tàng

Tuy nhiên, trước tình hình vốn FDI ồ ạt vào Việt Nam, chúng ta phải hết sức thận trọng.  Dòng vốn này có thể đảo chiều do nhiều yếu tố khách quan. Các nhà đầu tư có thể rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. 

Mặt khác, chính quyền của ông Trump đã cảnh báo sẽ "trả đũa" các quốc gia xuất siêu vào Mỹ. Nếu Việt Nam không cẩn thận thì việc các nhà đầu tư Trung Quốc  đưa dây chuyền sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế nhập khẩu 25% của Mỹ. Hàng hóa từ Trung Quốc dán mác Việt Nam để xuất sang Mỹ, cũng để tránh thuế. Nếu Mỹ phát hiện thì hậu quả thật khó lường

Không chỉ vậy, Trung Quốc đã có tiền lệ sang Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, trong lần đổ bộ lần này của Trung Quốc, Việt Nam phải hết sức tỉnh táo. 

3. Việt Nam cần làm gì trước dòng vốn FDI này?

Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, Việt Nam cần phải thu hút FDI có chọn lọc các dự án có chất lượng, giá trị gia tăng cao và công nghệ hiện đại, tiên tiến. Đồng thời, cần đặt ra những hàng rào để ưu tiên công nghệ tốt trong thu hút FDI.  Đề cao đổ vốn vào ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu hao ít năng lượng. Chính sách thu hút, sử dụng FDI phải đảm bảo được hiệu lực giám sát. Các dự án liên quan sản xuất thiết bị y tế, mỹ phẩm phải được quản lý chặt chẽ.

Theo đó, Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, áp dụng những cơ chế, chính sách. Đó là tăng cường thẩm định, chọn lọc một cách kỹ càng.  Kiên quyết từ chối những dự án có mức tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng; chiếm dụng mặt bằng lớn, sử dụng công nghệ lạc hậu. Đặc biệt, cần phát huy tính tự chủ và vị thế chủ nhà. Từ đó phát hiện, kiên quyết loại bỏ dự án có thể gây ô nhiễm, phá hoại môi trường.

Như vậy, trước những biến đổi khôn lường của thị trường thế giới, Việt Nam có quyền phấn khởi vì những thành quả đạt được. Song VN cũng cần phải hết sức tỉnh táo để phân định tình hình. Các dự án FDI quy mô lớn nhỏ đều ẩn chứa những mối nguy của nền kinh tế mới nổi.  

Bài viết liên quan

04/18/2019, TIN TỨC
Hội thảo nhân sự cho...
Nhằm nâng cao nhận thức cho các quản lý cấp cao và cấp trung của các DN Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề Chiến...
04/18/2019, TIN TỨC
Đối thoại DN Nhật...
Vào ngày 30/10 vừa qua, Tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp mặt, đối thoại với DN Nhật Bản đang hoạt động sản...
10/08/2018, TIN TỨC
Team Building 2018 chung...
Trong tháng 9 vừa qua, Kizuna đã tổ chức hoạt động Team building chung cho các DN đang hoạt động tại Khu nhà xưởng...
02/28/2019, TIN TỨC
Chuyển đổi thuê bao...
Theo Bộ Thông Tin & Truyền Thông, các thuê bao di động 11 số đã được chuyển đổi sang 10 số. Các thuê bao di động 10...
04/09/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận cơ...
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các Nghị định, Thông tư liên...
03/20/2019, TIN TỨC
Tổng kết tình hình...
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả...
09/06/2018, TIN TỨC
Chia tay và hẹn gặp...
SEAPAC là DN sản xuất sản phẩm phục vụ ngành câu cá cho thị trường Mỹ. Đây là DN Hàn Quốc lần đầu tiên đầu...
09/02/2020, TIN TỨC
Semitec Electronics Việt...
Vào ngày 13/8/2018, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “DN Long An hội nhập và phát...
09/15/2020, TIN TỨC
Nhà xưởng sản xuất...
Khi chọn lựa nhà xưởng sản xuất thì chi phí sẽ được xem là yếu tố "đủ". Vậy thì vị trí nhà xưởng sẽ...
02/28/2018, TIN TỨC
Giấy chứng nhận...
Đối với những DN nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam ắt hẳn không tránh khỏi những bỡ ngỡ với các...